Thiết bị y tế & Tự động hóa Nhật Bản

Bệnh hô hấp Các phương pháp chữa và điều trị viêm mũi dị ứng

Tác giả: Phan Thanh Dũng Ngày đăng: 17/01/2016

Hắt hơi tràng tràng, nước mũi chảy giàn giụa, mắt đỏ và ngứa, khô họng, ngạt mũi thường xuyên là những gì mà người bị viêm mũi dị ứng phải thường xuyên chịu đựng. Chưa kể đến các trường hợp viêm mũi mạn tính, nghẹt mũi xảy ra thường xuyên, đôi khi còn kèm theo ù tai, nhức đầu, một số trường hợp rối loạn khướu giác, hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Việc điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào, có cách nào ngăn ngừa các triệu chứng tái phát không là vấn đề mà hầu như người bệnh nào cũng quan tâm.

Các phương pháp chữa và điều trị viêm mũi dị ứng 1

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút do bệnh nhân thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi dẫn đến mất tự tin khi giao tiếp. Viêm mũi dị ứng có thể do nhiều tác nhân gây ra tùy thuộc theo từng thể:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Đa phần một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi…). Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.
  • Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Khi hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.
  • Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa…).

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Đa phần hầu hết người bệnh bị viêm mũi dị ứng thường có chung các biểu hiện như ngứa mũi, nhảy mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì liên tục.

Người ta có thể chuẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bằng cách xét nghiệm dịch mũi, tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân.

Chữa và điều trị viêm mũi dị ứng

Điều trị đặc hiệu : Điều trị đặc hiểu sử dụng phương pháp giải mẫn cảm nếu tìm được nguyên nhân gây dị ứng. Đây là phương pháp đưa nguyên nhân gây dị ứng vào cơ thể với liều lượng nhỏ và tăng dần để tạo kháng thể bao vậy thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với yếu tố dị nguyên với liều dị nguyên tăng dần, cách quãng.

Điều trị phẫu thuật : Điều trị phẫu thuật chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có polip, thoái hóa cuống mũi, một số yếu tố thuận lợi về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn.

Điều trị bằng thuốc : Các thuốc chống viêm thường được dùng có chứa coricoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa…và được chỉ định dùng dưới 7 ngày. Các thuốc chống viêm steroid dạng xịt được sử dụng kéo dài nhưng phái có sự theo dõi của bác sỹ, và điều chỉnh liều lượng theo diễn biến của bệnh, tránh tình trạng lờn thuốc do điều trị không đúng liệu trình.

Thuốc dùng để điều trị tại chỗ trong các bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa. Điều trị polyp mũi, dự phòng tái phát. Thuốc này nếu không dùng đúng cách cũng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: teo vỏ thượng thận, cơ thể bị ứ đọng nước, huyết áp và đường huyết tăng… Một số trường hợp còn bị rối loạn kinh nguyệt hay chảy máu mũi. Vậy nên người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc, tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ để có kết quả điều trị cao nhất.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát

Tuy không thể điều trị một lúc dứt điểm viêm mũi dị ứng, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn các phương pháp để giảm nguy cơ bệnh tái phát ảnh hưởng đến cuộc sống.

  • Thay đổi môi trường sống nếu có thể. Nhưng thường phương pháp này thường khó được thực hiện.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng và nâng cao đề kháng giúp tránh bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Có thể loại trừ các yếu tố gây dị ứng bằng cách giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ ga trải giường, chăn, áo gối… thường xuyên. Tránh sử dụng bếp than tổ ong bừa bãi, nuôi súc vật trong nhà với những người đã có tiền sử dị ứng.
  • Khi tiếp xúc với các chất kích thích (bụi khói, khói thuốc lá, chất sát trùng tại các hồ bơi…) phải có khẩu trang hoặc các phương tiện bảo hộ lao động.
  • Nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố vi khoáng chất, khí hậu liệu pháp, tắm suối nước nóng, châm cứu, tập thể dục thường xuyên…

 

Bạn đang xem: Bệnh hô hấp Các phương pháp chữa và điều trị viêm mũi dị ứng
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Đã xem