-
- Tổng tiền thanh toán:
Chữa và điều trị bệnh béo phì cho trẻ em
Tác giả: Phan Thanh Dũng Ngày đăng: 17/01/2016
Với tỷ lệ trẻ em béo phì ngày một tăng cao, việc chữa và điều trị béo phì cho trẻ ngày càng khó khăn hơn. Khó khăn thêm ở chỗ nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về bệnh béo phì, vô tình cho con ăn nhiều và càng ăn nhiều thì lại càng béo.
Nhận biết sớm trẻ béo phì
Những trẻ có trọng lượng lớn hơn 20% trọng lượng chuẩn đối với độ tuổi và chiều cao của chúng được gọi là trẻ béo phì. Với những trẻ quá cân hơn 40% các bác sỹ sẽ đưa ra chương trình giảm cân riêng vói những hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống cũng như chế độ tập luyện.
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo WHO cho trẻ dưới 5 tuổi để các mẹ dễ đối sánh :
Hoặc các mẹ có thể tự tính chỉ số BMI của trẻ để phát hiện trẻ có bị béo phì hay không?
Công thức tính BMI : Chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))
Nếu trẻ tăng cân nặng đột ngột hoặc tăng liên tục, đặc biệt là giai đoạn tiền dậy thì hoặc dậy thì thì cũng không nghiêm trọng lắm, vì ở giai đoạn này, trẻ cần nhiều calo cho sự phát triển nhanh. Còn trường hợp trẻ tăng trên 20% so với trọng lượng chuẩn ở độ tuổi này thì mới là điều đáng lo ngại.
Những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nếu trẻ béo phì
Béo phì ở người lớn cũng như trẻ em, đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, ung thư, đau tim, ngủ khó thở, viêm khớp mãn tính và bệnh đường mật.
Bên cạnh đó, trẻ bị béo phì thường sống ít giao tiếp hơn, bởi trẻ dễ bị bạn bè trêu chọc, khinh thường, phân biệt đối xử thậm chí còn bắt nạt. Để giúp trẻ trong các trường hợp này, các mẹ nên tìm cho trẻ những người bạn biết chấp nhận và ủng hộ, tạo các hoạt động tích cực giúp trẻ được thoải mái mà vẫn phát triển nhân cách 1 cách bình thường.
Các nguyên nhân khiến trẻ dễ bị béo phì
- Trẻ được nạp quá nhiều năng lượng calo vào cơ thể hơn lượng tiêu tốn
- Do di truyền, lịch sử gia đình có người béo phì
- Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ : cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến thừa calo, ăn vặt nhiều …
- Trẻ có các vấn đề về hormon và trao đổi chất
- Trẻ lười vận động, ham trò điện tử, xem tivi
- Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, stress, trầm cảm.
- Trẻ ăn quá nhiều để giải quyết các vấn đề cảm xúc như căng thẳng, trầm cảm, lo lắng hay là quá vui vẻ.
Cách phòng tránh béo phì cho trẻ
Trẻ béo phì cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươ, cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho nước ngọt có ga.
- Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa sau.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa mỗi ngày với số lượng ăn vừa phải.
- Tránh khuyến khích, khen thưởng bằng đò ăn vì thế sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thường “đồ ăn” dễ bị béo phì.
- Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng làm việc nhà, chơi vói trẻ …
Chữa và điều trị cho trẻ béo phì
- Lập 1 chế độ ăn hợp lý cho trẻ béo phì : hạn chế các thức ăn nhiều đạm, đường, chất béo. Tăng cường cho trẻ ăn rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu sở thích của trẻ, tạo cho trẻ ăn nhiều thức ăn khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.
- Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút, duy trì bũa ăn gia đình đều đặn. Lập giờ giấc bữa ăn chính và bữa phụ cố định để trẻ biết rõ thời gian các bữa ăn.
- Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp và đồ ăn nhanh.
- Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay cho nước ngọt.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, ăn từng ít một tránh tình trạng ăn nhiều một lúc.
- Tạo điều kiện cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút tăng dần lên 60 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5 ngà mỗi tuần. Nên tập các môn sức trung bình và kéo dài như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ chậm, chơi bóng…
- Tạo thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ như đi thang bộ thay vì thang máy, đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu có thể, cho trẻ cùng bạn làm các công việc như lau nhà, dọn bàn, dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc vườn cây …
- Trẻ béo phì quá nặng cần tới bác sỹ khám và có chế độ ăn uống và vận động riêng. Nên đi khám sớm, tránh nguy cơ biến chứng xấu xảy ra cho trẻ.
Giảm cân không phải việc dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ. Bạn cần luôn ở bên cạnh trẻ, ủng hộ và khuyến khích trẻ. Hãy thường xuyên tìm giải pháp thay đổi không khí cũng như thư giãn để trẻ có tinh thần thoải mái và lạc quan, thực hành cùng trẻ, cùng làm cùng chơi với trẻ. Tinh thần thoải mái + phương pháp vận động hợp lý sẽ có tác dụng tích cực cho trẻ trong các trường hợp thừa cân béo phì.